TÌM HIỂU VỀ ĐỘ CỨNG CỦA ĐÁ

TIM HIEU VE DO CUNG CUA DA
á cẩm thạch là loại đá mềm, trong thước đo độ cứng (MOHS) chỉ đạt khoảng 3/10. Đá cẩm thạch chủ yếu là canxi, giống như răng của chúng ta nhưng rỗng và mềm hơn. Nếu ăn nhiều đường răng sẽ bị thủng lỗ. Đá cũng vậy, nếu các hoá chất không đúng, bề mặt sẽ bị ăn mòn và tạo ra các lỗ thủng trên đá.
Bảng dưới là thang đo độ cứng thường dùng cho đá. Đây là hướng dẫn từ những năm 1800 giúp đánh giá sự mạnh yếu của đá khi sử dung. Ví dụ, các loại đá mềm sẽ thích hợp với các hoá chất ít hoạt động và thường phải chăm sóc bảo dưỡng đá nhiều hơn.Bảng thước đo độ cứng 

Độ cứng thang Mohs Khoáng vật Độ cứng tuyệt đối
1 Tan(Mg3Si4O10(OH)2) 1
2 Thạch cao (CaSO4•2H2O) 2
3 Đá canxit (CaCO3)(Marble) 9
4 Đá fluorit (CaF2) 21
5 Apatit(Ca5(PO4)3(OH-,Cl-,F-)) 48
6 Octocla felspat (KAlSi3O8)(Granite) 72
7 Thạch anh (SiO2)(Granite) 100
8 Topaz (Al2SiO4(OH-,F-)2) 200
9 Corundum (Al2O3) 400
10 Kim cương (C) 1500

Bảng này được đưa ra để đo độ cứng của đá. Khi các chất cặn và mạt kim loại cứng hơn bề mặt, chúng sẽ làm xước và gây hư hại cho đá.Ví dụ: một mảnh nhựa cứng (khoảng bậc 2) không thể làm xước đá marble (bậc 3). Tuy nhiên, cát (bậc 6) có thể làm xước marble (bậc 3) nhưng không thể làm hư hại đến granite thạch anh (bậc 7). Đá càng cứng sẽ càng khó bị trầy xước hơn. Các chất cặn lắng ở ngoài nhà thường khoảng bậc 3 đến bậc 7.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *